KM UNION LAW FIRMKM UNION LAW FIRM

Dịch vụ làm sổ đỏ trọn gói

Sổ đỏ, sổ hồng đều là những loại giấy tờ quan trọng do cơ quan có thẩm quyền cấp phát, làm cơ sở đảm bảo quyền lợi cho người dân khi thực hiện các thủ tục tặng cho, chuyển nhượng, đăng ký,…

Sổ đỏ là gì? Điểm khác nhau cơ bản giữa sổ đỏ và sổ hồng?

Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là một khái niệm khá quen thuộc trong lĩnh vực đất đai. Vậy sổ đỏ là gì? Sổ đỏ tên tiếng anh là gì?

Sổ đỏ (tiếng anh là Land Use Rights Certificate) hay còn gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, dựa theo màu sắc bên ngoài. Tính đến thời điểm hiện tại, trong các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành chưa có định nghĩa cụ thể nào về sổ đỏ.

Tên gọi của sổ đỏ theo từng giai đoạn ở Việt Nam như sau:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Hiện nay, sổ đỏ có tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” do UBND huyện, thị xã, thành phố cấp tỉnh cấp cho người sử dụng đối với một số loại đất như đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất ở ở vùng nông thôn, đất lâm nghiệp, đất làm muối.

Sổ đỏ là tên gọi tắt của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”

Khoản 16, Điều 3 Bộ Luật đất đai năm 2013 có quy định rằng “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Như vậy, sổ đỏ chỉ là tên gọi do người dân tự đặt ra dùng để gọi tắt “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” dựa theo màu sắc.

>>> Có thể bạn quan tâm: Sổ hồng riêng là gì? Nên mua sổ hồng chung hay sổ hồng riêng?

Những thông tin ghi trên sổ đỏ

Sổ đỏ bao gồm một tờ có 4 trang, trang đầu và trang cuối màu đỏ, 2 trang giữa có nền màu trắng và kích thước mỗi trang 190mm x 265mm với các nội dung như sau:

  • Trang 1
  1. Quốc huy, quốc hiệu và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” được in màu đỏ
  2. Dấu nổi của Bộ Tài nguyên và môi trường
  3. Ở mục I tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất và số seri giấy chứng nhận bao gồm 2 chữ cái tiếng việt và 6 chữ số được in màu đen
  • Trang 2
  1. Mục II: Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú
  2. Ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận
  3. Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận
  • Trang 3
  1. Mục III: Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
  2. Mục IV: Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận

Thông tin trang 2 và trang 3 của sổ đỏ theo mẫu mới nhất do Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành

  • Trang 4
  1. Nội dung tiếp theo của mục IV: Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận
  2. Mã vạch, lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận
  3. Trang bổ sung của giấy chứng nhận bao gồm:

– Dòng chữ “Trang bổ sung Giấy chứng nhận”
– Số hiệu thửa đất
– Số phát hành Giấy chứng nhận
– Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận

  1. Mục IV: Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận” như trang 4 của Giấy chứng nhận

Trang 1 và trang 4 của sổ đỏ theo mẫu do Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành năm 2009

Sự khác biệt giữa sổ đỏ và sổ hồng

Khái niệm sổ hồng

Tương tự như sổ đỏ, sổ hồng cũng là tên gọi do người dân đặt ra dùng để gọi tắt “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” không được pháp luật công nhận và do Bộ Xây dựng ban hành.

Những quy định của pháp luật về sổ hồng như sau:

  • Đối với chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư, chủ sử dụng đất, cơ quan có hiệu lực cấp “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”
  • Đối với chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp “Giấy chứng nhận quyền sở hữu ở nhà” (Điều 11, Luật Nhà ở năm 2005).

Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng

Bên cạnh sổ đỏ, sổ hồng cũng là khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực đất đai. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người vẫn chưa phân biệt được sổ đỏ và sổ hồng. Vậy sổ đỏ khác gì sổ hồng?

Sổ đỏ và sổ hồng có những điểm khác nhau cơ bản

Sổ đỏ và sổ hồng có một số điểm khác biệt trên những khía cạnh sau:

  • Về cơ quan ban hành
  1. Sổ đỏ do Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành
  2. Sổ hồng: Bộ Xây dựng
  • Về loại đất được cấp giấy chứng nhận
  1. Sổ đỏ: đất ở ở vùng nông thôn, đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối
  2. Sổ hồng: nhà ở riêng đất hoặc nhà chung cư
  • Về đặc điểm bên ngoài
  1. Sổ đỏ: bìa màu đỏ với tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”
  2. Sổ hồng: bìa màu hồng nhạt với tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” hoặc “Giấy chứng nhận quyền sở hữu ở nhà”
  • Về thẩm quyền cơ quan cấp, phát giấy chứng nhận
  1. Sổ đỏ:

– Đối với chủ sở hữu là tổ chức, sổ đỏ do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp
– Đối với chủ nhân là tổ chức và cá nhân, sổ đỏ do UBND cấp tỉnh cấp

  1. Sổ hồng: UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh cấp phát

Năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hợp nhất giá trị pháp lý giữa sổ hồng và sổ đỏ thông qua việc ban hành một mẫu giấy chứng nhận duy nhất sử dụng trên phạm vi cả nước là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.

Do đó, sổ đỏ và sổ hồng có giá trị pháp lý tương đương nhau.

Điều kiện để được cấp sổ đỏ là gì?

Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận chia thành 2 trường hợp dựa theo Điều 100, 101 Luật Đất đai 2013 và Điều 20, 21, 23 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ sau sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo khoản 1, 2, 3 Điều 100, Luật Đất đai năm 2013:

  • Có giấy tờ về quyền sử dụng đất đứng tên mình: Nếu hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định có một trong những loại giấy tờ sau sẽ được cấp giấy chứng nhận và không phải nộp tiền sử dụng đất:
  1. Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993
  3. Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất
  4. Giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất
  5. Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được UBND cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993
  6. Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật
  7. Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất như: Bằng khoán điền thổ; Văn tự mua bán nhà ở; Giấy phép cho xây cất nhà ở…
  8. Các loại giấy tờ khác được lập trước ngày 15/10/1993 như: Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18/12/1980; Biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã xác định người đang sử dụng đất là hợp pháp… (Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP)
  • Có giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng giấy tờ đó ghi tên người khác: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định có một trong các loại giấy tờ được nêu tại mục (1) nhưng giấy tờ đó ghi tên người khác thì sẽ được cấp giấy chứng nhận nếu có đủ các điều kiện sau đây:
  1. Có giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất (như hợp đồng, văn tự chuyển nhượng quyền sử dụng đất) có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày 01/7/2014 chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất
  2. Đất không có tranh chấp
  • Hộ gia đình, cá nhân được cấp giấy chứng nhận nếu được sử dụng đất theo:
  1. Bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân
  2. Quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án
  3. Văn bản công nhận kết quả hòa giải thành
  4. Quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành
  5. Nếu hộ gia đình, cá nhân chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải hoàn thành.
  • Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất từ ngày 15/10/1993 đến ngày 01/07/2014 nhưng chưa có giấy chứng nhận sẽ được cấp. Trong trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính, hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện đầy đủ.

Không có giấy tờ theo quy định của pháp luật

Theo điều 101, Luật Đất đai năm 2013, những hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định nhưng không có giấy tờ vẫn được cấp giấy chứng nhận nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Không phải nộp tiền sử dụng đất
  1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày 01/7/2014
  2. Có hộ khẩu thường trú tại địa phương
  3. Trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn
  4. Được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp
  • Có thể phải nộp tiền sử dụng đất
  1. Đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01/7/2004
  2. Đất đang sử dụng không vi phạm pháp luật về đất đai
  3. Được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp và phù hợp với quy hoạch tại địa phương

Hồ sơ, thủ tục cấp sổ đỏ đầu tiên

Hồ sơ cấp sổ đỏ lần đầu tiên

Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau để được cấp sổ đỏ:

  • Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận
  • Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính
  • Giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai (nếu có)

Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu tiên

Quy trình thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu tiên như sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
  1. Nộp tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất
  2. Không nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn
  3. Nộp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nếu địa phương chưa thành lập Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
  4. Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa cấp huyện nếu địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính
  • Bước 2: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện tiếp nhận hồ sơ
  • Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu
  1. Đây là khâu phòng Tài nguyên và môi trường xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện yêu cầu của người đăng ký. Hộ gia đình, cá nhân cần lưu ý:
  2. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính (lệ phí cấp giấy chứng nhận, lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ (nếu có), tiền sử dụng đất (nếu có)) khi nhận được thông báo từ chi cục thuế
  3. Giữ lại hóa đơn, chứng từ xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính khi nộp tiền xong
  • Bước 4: Nhận kết quả
  1. Hộ gia đình, cá nhân mang giấy hẹn đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện để nhận kết quả.

Mẫu giấy hẹn trả kết quả yêu cầu cấp sổ đỏ

Thời gian cấp sổ đỏ mất bao lâu?

Theo khoản 40, Điều 2, Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian cấp sổ đỏ được quy định như sau:

  • Thời gian giải quyết không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày đối với miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng sa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
  • Thời gian giải quyết không tính các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã; thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp có vi phạm pháp luật và thời gian trưng cầu giám định.

Chi phí làm sổ đỏ giữa các thửa đất

Chi phí làm sổ đỏ trong trường hợp thửa đất có giấy tờ khác với trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, loại đất, diện tích, nguồn gốc…

  • Hộ gia đình, cá nhân có một trong những loại giấy tờ được quy định tại khoản 1, Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 thì không cần phải nộp tiền sử dụng đất. Khi đó, người sử dụng đất chỉ cần nộp lệ phí như
  1. Phí thẩm định hồ sơ
  2. Phí trước bạ
  3. Phí cấp giấy chứng nhận.
  • Hộ gia đình, cá nhân không có một trong những loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật cần nộp các khoản phí như:
  1. Tiền sử dụng đất nếu có đầy đủ 3 điều kiện sau:

– Đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01/7/2004

– Đất đang sử dụng không vi phạm pháp luật về đất đai

– Được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp và phù hợp với quy hoạch tại địa phương

  1. Lệ phí trước bạ
  2. Phí thẩm định hồ sơ
  3. Phí cấp giấy chứng nhận

Người sử dụng đất cần nộp đầy đủ các khoản lệ phí khi làm sổ đỏ

Trường hợp nào không được cấp sổ đỏ?

Những trường hợp không được cấp sổ đỏ theo Điều 19, Nghị định 43/2014/CP bao gồm:

  • Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
  • Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
  • Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng
  • Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
  • Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận  quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Tổ chức, UBND xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng và mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khi, đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin, khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang; nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.
  • Các tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai

Sổ đỏ là loại giấy tờ tài sản có giá trị lớn và đóng vai trò quan trọng trong việc mua bán, chứng nhận sở hữu bất động sản. Chính vì vậy, người sử dụng đất cần nắm vững kiến thức về các vấn đề liên quan đến sổ đỏ. 

Dịch vụ làm sổ đỏ trọn gói tại KM UNION

  • Dịch vụ trọn gói chất lượng, chuyên nghiệp, nhanh chóng hàng đầu tại TPHCM, Đà Nẵng, Quảng Nam,… và các tỉnh thành trên toàn quốc
  • Cam kết uy tín, luôn đặt lợi ích khách hàng lên trên hết
  • Tư vấn miễn phí và nhận hồ sơ tại nhà, giúp khách hàng tiết kiệm tối đa thời gian
  • Xử lý hồ sơ tận tình, cố gắng rút ngắn thời gian sớm nhất
  • Giảm thiểu số lần đi lại cho khách hàng đến mức tối đa
  • Chi phí hợp lý, đáng đồng tiền
  • Bảo mật thông tin khách hàng tuyệt đối

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT TNHH KM UNION

Trụ sở: Phòng B.01 tầng 14, Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.HCM
Hotline: 0932 124 427
Email: mainhi.law@gmail.com hoặc kmunion@phaplynhadat.vn
Website: https://phaplynhadat.vn/

Đăng ký nhận thông tin mới nhất từ KM UNION

  • 0932 124 427 (24/7 Support Line)
  • mainhi.law@gmail.com, kmunion@phaplynhadat.vn
  • Phòng B.01 tầng 14, Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.HCM
Designed by W.O.A.