KM UNION LAW FIRMKM UNION LAW FIRM

Pháp lý về Hình sự

Nguồn của luật tố tụng hình sự là gì ? Các loại nguồn của luật tố tụng hình sự ?

Nguồn của pháp luật là tất cả các căn cứ được các chủ thể có thẩm quyền sử dụng làm cơ sở để xây dựng, ban hành, giải thích pháp luật cũng như để áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế. Vậy, Nguồn luật tố tụng hình sự là gì ? Bài viết phân tích cụ thể:

1. Khái niệm nguồn của luật tố tụng hình sự ?

Nguồn cùa một lĩnh vực pháp luật được hiểu là tổng hợp các vãn bản pháp luật có chứa đựng các quy phạm pháp luật liên quan tới lĩnh vực pháp luật đó, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Như vậy, có thể nói, nguồn của luật tố tụng hình sự là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quạn nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định có nội dung là các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan mà trước hết là cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng hình sự.

Theo nghĩa hẹp thì nguồn của luật tố tụng hình sự được hiểu là nhũng vãn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh frong quá trình tố tụng hình sự và được bảo đảm thực hiện. Một văn bản pháp luật chỉ có thể được coi là nguồn của luật tố tụng hình sự khi: được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; chứa đựng các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự và được ban hành theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định.

2. Các loại nguồn của luật tố tụng hình sự

Việc phân loại nguồn của luật tố tụng hình sự được căn cứ vào hình thức của văn bản, cơ quan ban hành văn bản và hiệu lực pháp luật của văn bản. Trên cơ sở đó, nguồn của luật tố tụng hình sự được phân thành các loại sau:

2.1 Hiến pháp

Hiến pháp là đạo luật cơ bản của hệ thống pháp luật, là văn bản có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, là cơ sở để xây dựng các văn bản pháp luật khác, là nguồn của nhiều ngành luật trong đó có luật tố tụng hình sự. Những quy định trong hiến pháp có liên quan đến việc bảo đảm quyền tự do dân chủ của công dân, đến việc điều tra, truy tố, xét xử… là cơ sở pháp lí cao nhất cho việc tiến hành giải quyết vụ án hình sự nói chung. Do vậy, hiến pháp được coi là nguồn quan trọng của luật tô tụng hình sự. (xem: Luật hiến pháp năm 2013)

2.2 Bộ luật tố tụng hình sự

BLTTHS là văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trên cơ sở của hiến pháp, là nguồn chủ yếu và cơ bản, quan trọng nhất của pháp luật tố tụng hình sự. BLTTHS có phạm vi điều chỉnh rộng, toàn diện và hệ thống nhất những vấn đề của tố tụng hình sự.

2.3 Luật

Cùng với Hiến pháp và BLTTHS thì Luật tổ chức toà án nhân dân, Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật thi hành án hình sự… cũng là nguồn của luật tố tụng hình sự vì những luật này quy định các vấn đề có liên quan đến tố tụng hình sự.

2.4 Các văn bản pháp luật khác liên quan

Nghị quyết của Quốc hội cũng có hiệu lực như văn bản pháp luật và là nguồn của luật tố tụng hình sự. Cùng với việc thông qua Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Quốc hội đã thông quạ Nghị quyết số 41/2017/QH14, ưong đó xác định BLTTHS năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 và thay thế BLTTHS trước. Ngoài ra còn có các văn bản pháp luật khác như nghị định do Chính phủ ban hành; thông tư liên tịch… cũng là nguồn của luật tố tụng hình sự.

3. Phạm vi điều chỉnh của Tố tụng hình sự?

Điều 1 và điều 2 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.

Điều 2. Nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng hình sự

Bộ luật tố tụng hình sự có nhiệm vụ bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

4. Khái quát về Tố tụng hình sự?

Bộ Luật Tố tụng hình sự được hiểu là những vãn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh frong quá trình tố tụng hình sự và được bảo đảm thực hiện

Bộ luật tố tụng hình sự có nhiệm vụ bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Bộ luật tố tụng hình sự có hiệu lực đối với mọi hoạt động tố tụng hình sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bộ luật tố tụng hình sự quy định thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân và hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.

5. Các giai đoạn Tố tụng hình sự?

a) Tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, kiến nghị khởi tốTheo điều 144 BLTTHS:

Khái niệm: Tố giác tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng

Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố: Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và cơ quan khác được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Về thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:

a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Trong trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp có thể kéo dài nhưng không quá 2 tháng. Có thể được Viện kiểm sát gia hạn thêm một lần nhưng cũng không quá 2 tháng.

b) Khởi tố và Điều tra

Sau khi kết thúc giai đoạn giải quyết tín báo, tố giác về tội phạm, cơ quan có thẩm quyền phải ra một trong các quyết định: khởi tố vụ án hình sự; không khởi tố vụ án; tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Điều tra là giai đoạn mà trong đó cơ quan điều tra căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự và dưới sự kiểm sát của Viện kiểm sát tiến hành các biện pháp nhằm thu thập và củng cố các chứng cứ, nghiên cứu các tình tiết của vụ án hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Giai đoạn này được bắt đầu từ khi cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc bằng bản kết luận điều tra và đề nghị Viện kiểm sát truy tố bị can trước Tòa án hoặc đình chỉ vụ án hình sự.7

Thời hạn điều tra: Không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.

3. Truy tố

Giai đoạn truy tố được bắt đầu từ khi Viện kiểm sát nhận được các tài liệu của vụ án hình sự (bao gồm cả kết luận điều tra và đề nghị truy tố) do Cơ quan điều tra chuyển đến và kết thúc bằng việc Viện kiểm sát ra một trong ba loại quyết định sau: Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng (kết luận về tội trạng), trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung, đình chỉ hay tạm đình chỉ vụ án hình sự.

Thời hạn quyết định việc truy tố: Trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định:

a) Truy tố bị can trước Tòa án;

b) Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;

c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can.

Trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

4. Xét xử

– Xét xử sơ thẩm

+ Giai đoạn chuẩn bị xét xử

Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng thì Tòa án phải thụ lý vụ án. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án phải phân công Thẩm phán chủ tọa phiên tòa giải quyết vụ án.

>> Xem thêm:  Bộ luật Hồng Đức là gì ? Tìm hiểu về bộ luật Hồng Đức ?

Thời hạn chuẩn bị xét xử là 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án.

Đối với vụ án phức tạp có thể gia hạn thời hạn xét xử không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Sau khi kết thúc giai đoan chuẩn bị xét xử, thẩm phán ra một trong các quyết định: Đưa vụ án ra xét xử, trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án có thể mở phiên tòa trong thời hạn 30 ngày.

– Xét xử phúc thẩm

+ Thời hạn kháng cáo

Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.
Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.

+ Thời hạn kháng nghị

Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án.
Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định.

Đăng ký nhận thông tin mới nhất từ KM UNION

  • 0932 124 427 (24/7 Support Line)
  • mainhi.law@gmail.com, kmunion@phaplynhadat.vn
  • Phòng B.01 tầng 14, Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.HCM
Designed by W.O.A.