KM UNION LAW FIRMKM UNION LAW FIRM

Mẫu thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật mới năm 2022

  • KM UNION
  • Biểu mẫu
  • Mẫu thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật mới năm 2022

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là ai?

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan…

Điều kiện thay đổi người đại diện theo pháp luật mới.

Một công ty có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật. Khi thay đổi người đại diện theo pháp luật mới, người này cần đáp ứng một số điều sau:

– Có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng cấm quản lý doanh nghiệp

– Chủ DNTN, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, giám đốc (tổng giám đốc), chủ tịch và các thành viên hội đồng quản trị, hội đồng thành viên của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanh nghiệp, không được làm người quản lý doanh nghiệp trong thời hạn từ 01 – 03 năm, kể từ ngày doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.

Hướng dẫn kê khai Mẫu 08 thay đổi người đại diện theo pháp luật.

Việc kê khai thông tin tương đối dễ dàng. Các nội dung cân kê khai đều có sẵn trong Mẫu thông báo trên.

Tuy nhiên, các bạn cũng cần lưu ý những điểm sau để quá trình kê khai thuận lợi, chính xác.

Nếu công ty có nhiều hơn 01 người đại diện theo pháp luật thì cần kê khai chi tiết từng cá nhân đó.

Sau đó, Chủ tích Hội đồng thành viên/Chủ sở hữu công ty/Chủ tịch công ty/Chủ tịch Hội đồng quan trị ký và ghi rõ họ tên vào phần cuối Thông báo.

Sau khi hoàn tất việc kê khai, Doanh nghiệp gửi hồ sơ lên Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh/Thành phố nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở.

Trong thời gian 03 ngày làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được thay thế Người đại diện theo pháp luật mới.

Thời hạn đại diện theo quy định luật dân sự như thế nào?

Thời hạn đại diện là khoảng thời gian mà trong đó người đại diện nhân danh và vì lợi ích của người được đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Thời hạn đại diện được xác định theo những căn cứ sau:

Thứ nhất, thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, nếu văn bản ủy quyền, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, điều lệ của pháp nhân… có ấn định một thời hạn cụ thể thì thời hạn đại diện sẽ được xác định theo thời hạn đó.

Thứ hai, trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo căn cứ nêu trên thì thời hạn đại diện được xác định như sau:

1. Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó.

2. Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được ấn định một khoảng thời gian cố định. Đơn cử trong Bộ luật Dân sự hiện hành, lần đầu tiên ghi nhận thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện. Việc ấn định một khoảng thời gian cụ thể được áp dụng cho các quan hệ đại diện mà các bên không có thỏa thuận về thời hạn, pháp luật cũng không có quy định, cũng không theo một giao dịch cụ thể thì sẽ tạo điều kiện để các bên ý thức được việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đại diện cũng như tạo điều kiện để những người thứ ba ý thức trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Tải xuống thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật.

Chấm dứt đại diện theo ủy quyền khi nào?

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong các trường hợp sau:

Một là, chấm dứt đại diện theo thỏa thuận của các bên. Đại diện theo ủy quyền sẽ chấm dứt khi các bên đạt được sự thỏa thuận về việc chấm dứt đại diện.

Hai là, thời hạn ủy quyền đã hết. Trong trường hợp các bên đã thỏa thuận cụ thể về thời hạn ủy quyền thì khi hết thời hạn này, việc ủy quyền sẽ chấm dứt.

Ba là, công việc được ủy quyền đã hoàn thành. Trong trường hợp việc ủy quyền nhằm mục đích thực hiện một công việc nhất định thì khi công việc đó hoàn thành, quyền đại diện cũng sẽ chấm dứt, kể cả khi chưa hết thời hạn ủy quyền mà các bên đã thỏa thuận.

Bốn là, người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền. Trong trường họp việc đại diện được hình thành từ họp đồng ủy quyền thì các bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền (đơn phương chấm dứt họp đồng ủy quyền) theo quy định của pháp luật. Khi một bên đơn phương chấm dứt ủy quyền thì quan hệ ủy quyền sẽ châm dứt kể từ thời điểm thông báo. Hậu quả pháp lý được giải quyết theo nội dung các bên thỏa thuận từ trước. Đặc biệt, nếu bên nào có lỗi dẫn đến đơn phương chấm dứt quan hệ ủy quyền thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại thực tế xảy ra. Còn trong trường hợp việc đại diện được hình thành từ Giấy ủy quyền thì về nguyên tắc chỉ bên ủy quyền mới có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền nếu như bên được ủy quyền chưa thực hiện công việc;

Năm là, người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết hay người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại.

Sáu là, năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của người đại diện không còn phù họp với giao dịch được xác lập, thực hiện. Trong quá trình thực hiện việc đại diện, nếu vì một lý do nào đó mà người đại diện là cá nhân bị mất, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người đại diện là pháp nhân thay đổi lĩnh vực, ngành nghề hoạt động dẫn đến năng lực pháp luật không còn phù hợp với giao dịch được xác lập, thực hiện thì đại diện theo ủy quyền sẽ chấm dứt. Bên cạnh đó, việc đại diện có thể chấm dứt theo các trường hợp riêng biệt mà pháp luật quy định riêng hoặc các chủ thể thỏa thuận riêng căn cứ

Câu hỏi thường gặp

Người đại diện theo pháp luật là gì?

Người đại diện theo pháp luật là người đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định mà không phải do các bên thỏa thuận.
Người đại diện theo pháp luật là những người trong các trường hợp sau: cha, mẹ đối với con chưa thành niên; người giám hộ đối với người được giám hộ; người được Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người đứng đầu của pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với pháp nhân; chủ hộ đối với hộ gia đình trong các giao dịch vì lợi ích chung của hộ, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả hộ gia đình; tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác; những người khác theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật không?

Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật (Khoản 2 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020)

Phải có ít nhất 1 người đại diện theo pháp luật ở trong nước?

Hiện nay, doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.
Trong trường hợp doanh nghiệp chỉ còn 01 người đại diện theo pháp luật nhưng không đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với doanh nghiệp thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị phải cử người khác thay thế.

Leave A Reply

Đăng ký nhận thông tin mới nhất từ KM UNION

  • 0932 124 427 (24/7 Support Line)
  • mainhi.law@gmail.com, kmunion@phaplynhadat.vn
  • Phòng B.01 tầng 14, Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.HCM
Designed by W.O.A.